Tổng hợp bảng công thức đạo hàm cơ bản đầy đủ

Bảng công thức đạo hàm cơ bản bao gồm: các công thức tính đạo hàm, công thức đạo hàm lượng giác, công thức đạo hàm cấp cao, công thức đạo hàm logarit, công thức tính đạo hàm cấp cao…
Bảng công thức đạo hàm cơ bản

Các công thức đạo hàm cơ bản

Đạo hàm của một số hàm số thường gặp

Định lý 1: Hàm số y = {x^n}(n \in \mathbb{N},n > 1) có đạo hàm với mọi x \in\mathbb{R} và: {\left( {{x^n}} \right)'} = n{x^{n - 1}}.

Nhận xét:

(c)’=0 (với c là hằng số).
(x)’=1.
Định lý 2: Hàm số y= \sqrt x có đạo hàm với mọi x dương và: \left( {\sqrt x } \right)' = \frac{1}{{2\sqrt x }}.

Đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương

Định lý 3: Giả sử u = u\left( x \right) và v = v\left( x \right) là các hàm số có đạo hàm tại điểm x thuộc khoảng xác định. Ta có:

{\left( {u + v} \right)'} = {u'} + {v'}
{\left( {u - v} \right)'} = {u'} - {v'}
{\left( {u.v} \right)'} = {u'}.v + u.{v'}
\left ( \frac{u}{v} \right )'=\frac{u'v-uv'}{v^2},(v(x) \ne 0)
Mở rộng:

({u_1} + {u_2} + ... + {u_n})' = {u_1}' + {u_2}' + ... + {u_n}'.
Hệ quả 1: Nếu k là một hằng số thì: (ku)'=ku'.

Hệ quả 2{\left( {\frac{1}{v}} \right)'} = - \frac{{ - v'}}{{{v^2}}} , (v(x)\ne 0)

(u.v.{\rm{w}})' = u'.v.{\rm{w}} + u.v'.{\rm{w}} + u.v.{\rm{w}}'

Đạo hàm với hàm hợp

Định lý: Cho hàm số y=f(u) với u=u(x) thì ta có: y'_u=y'_u.u'_x.

Hệ quả:

({u^n}) = n.{u^{n - 1}}.u',n \in \mathbb{N}^*.
\left( {\sqrt u } \right)' = \frac{{u'}}{{2\sqrt u }}.

Bảng công thức đạo hàm

Hàm sốHàm hợp tương ứng
{\left( C \right)^\prime } = 0\,\,\,\,\,;\,\,\,\,{\left( x \right)^\prime } = 1
{\left( {{x^n}} \right)^\prime } = n.{x^{n - 1}}\,\,\left( {n \in \mathbb{N}\,\,,\,\,n \ge 2} \right){\left( {{u^n}} \right)^\prime } = n.{u^{n - 1}}.u'\,\,\,\,\,,\,\,\,\left( {n \in \mathbb{N}\,\,,\,\,n \ge 2} \right)
{\left( {\sqrt x } \right)^\prime } = \frac{1}{{2\sqrt x }}\,\,\,\,,\,\,\left( {x > 0} \right)\,\,\,{\left( {\sqrt u } \right)^\prime } = \frac{{u'\,}}{{2\sqrt u }}\,\,\,\,\,,\,\,\left( {u > 0} \right)
{\left( {\sin x} \right)^\prime } = \cos x\,\,\,{\left( {\sin u} \right)^\prime } = u.'\cos u
{\left( {\cos x} \right)^\prime } = - \sin x\,{\left( {\cos u} \right)^\prime } = - u'.\sin u
{\left( {\tan x} \right)^\prime } = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}\,\,\,\,{\left( {\tan u} \right)^\prime } = \frac{{u'}}{{{{\cos }^2}u}}\,
{\left( {\cot x} \right)^\prime } = - \frac{1}{{{{\sin }^2}x}}\,\,\,\,{\left( {\cot u} \right)^\prime } = - \frac{{u'}}{{{{\sin }^2}u}}\,

Đạo hàm cấp 2

Định nghĩa đạo hàm cấp hai

Đạo hàm cấp hai

Hàm số y=f(x) có đạo hàm tại x \in (a;b).

Khi đó y'=f'(x) xác định một hàm sô trên (a;b).

Nếu hàm số y'=f'(x) có đạo hàm tại x thì ta gọi đạo hàm của y’ là đạo hàm cấp hai của hàm số y=f(x) tại x.

Kí hiệu: y'' hoặc f''(x).

Công thức đạo hàm cấp cao (n)

Cho hàm số y=f(x) có đạo hàm cấp n-1, kí hiệu f^{\left ( n-1 \right )}(x)(n \in \mathbb{N}, n\geq 4) và nếu f^{\left ( n-1 \right )}(x) có đạo hàm thì đạo hàm của nó được gọi là đạo hàm câp n của y=f(x), kí hiệu y^{(n)} hoặc f^{(n)}(x).

{f^{(n)}}(x) = {\rm{[}}{f^{(n - 1)}}(x){\rm{]}}'

Ý nghĩa cơ học

Đạo hàm cấp hai f''(t) là gia tốc tức thời của chuyển động S=f(t) tại thời điểm t.

Công thức đạo hàm lượng giác

Đạo hàm của hàm số y=sinx

Hàm số y=sin x có đạo hàm tại mọi x \in \mathbb{R} và \left( {\sin x} \right)' = \cos x.

Nếu y=sin u và u=u(x) thì (sin u)'=u'. \cos u.

Đạo hàm của hàm số y=cosx

Hàm số y=\cos x có đạo hàm tại mọi x \in \mathbb{R} và \left( {\cos x} \right)' =-\sin x.

Nếu y=\cos u và u=u(x) thì (cos u)'=-u'. \sin u.

Đạo hàm của hàm số y=tanx

Hàm số y=\tan x có đạo hàm tại mọi x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in \mathbb{R} và \left( {\tan x} \right)' = \frac{1}{{{{\cos }^2}x}}.

Nếu y=tan u và u=u(x) thì \left( {\tan u} \right)' = \frac{{u'}}{{{{\cos }^2}u}}.

Đạo hàm của hàm số y=cotx

Hàm số y=\cot x có đạo hàm tại mọi x \ne k\pi ,k \in \mathbb{R} và \left( {\cot x} \right)' = - \frac{1}{{{{\sin }^2}x}}.

Nếu y=\cot u và u=u(x) thì \left( {\cot x} \right)' = - \frac{{u'}}{{{{\sin }^2}u}}.

Download bảng công thức đạo hàm đầy đủ pdf

Các bạn có thể tải bảng công thức đạo hàm đầy đủ pdf dưới đây để in ra tiện cho việc tra cứu và học tập.

Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!

5/5 - (1 bình chọn)
Mình là Nguyễn Mỹ Lệ - là tác giả các bài viết trong chuyên mục sổ tay Toán học - Vật lý - Hóa học. Mong rằng các bài viết của mình được các bạn đón nhận nồng nhiệt.

Related Posts

Chuyên đề số chính phương

Chuyên đề số chính phương

Chuyên đề số chính phương: số chính phương là số gì, định nghĩa số chính phương, tính chất số chính phương, một số dạng bài tập về…

Lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne)

Lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne) trong cách chia đa thức

Bài viết lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne) trong cách chia đa thức bao gồm: Cách chia đa thức cho đa thức bằng lược đồ Hoocne, bài…

Các hàng đẳng thức

Nhị thức Newton, cách khai triển và một số dạng bài tập áp dụng

Bài viết nhị thức Newton bao gồm: nhị thức Newton cơ bản, khai triển nhị thức Newton, tìm hệ số trong khai triển nhị thức Newton, nhị…

Những hằng đẳng thức đáng nhớ

Những hằng đẳng thức đáng nhớ, hằng đẳng thức mở rộng và dạng toán áp dụng

Bài viết những hằng đẳng thức đáng nhớ bao gồm: 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, các hằng đẳng thức mở rộng, các hằng đẳng thức tổng…

Hàm số liên tục và bài toán xét tính liên tục của hàm số

Bài viết hàm số liên tục bao gồm: định lý và định nghĩa về hàm số liên tục, xét tính liên tục của hàm số, bài tập…

Cách tìm tập xác định của hàm số mũ và hàm số logarit

Bài viết cách tìm tập xác định của hàm số mũ và hàm số logarit, đây là dạng toán cơ bản trong chương trình Giải tích 12….