Mẹo ghi nhớ nhanh dãy hoạt dộng hóa học của kim loại đầy đủ

Mẹo ghi nhớ nhanh dãy hoạt dộng hóa học của kim loại đầy đủ: dãy hoạt dộng hóa học của kim loại và ý nghĩa, cách nhớ dãy hoạt dộng hóa học của kim loại…
Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại

Dãy hoạt dộng hóa học của kim loại là gì?

– Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giàm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.

– Dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết:

  • Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần trừ trái sang phải
  • Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2
  • Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch Axit (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng khí H2
  • Kim loại đứng trước (trừ Na K,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối

Mẹo nhớ dãy hoạt dộng hóa học của kim loại

Cách nhớ nhanh dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hoá học của kim loại : K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au.

Cách nhớ: “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Áo Phi Âu”

Các nguyên tố phân nhóm chính

Nhóm IA: Li – Na – K – Rb – Cs – Fr: Lâu nay không rảnh coi phim.

Nhóm II: Be-Mg-Ca-Sr-Ba-Ra: Bé Mang Cây Súng Bắn Ruồi

Nhóm IIA: Be Mg Ca Sr Ba Ra: Banh Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng.

Nhóm IIIA : B Al Ga In Ti: Bà, Anh lấy , Gà , Trong , Tủ lạnh.

Nhóm IVA: C Si Ge Sn Pb: Chú , Sỉ , Gọi em , Sang nhậu , Phở bò.

Nhóm VA : N P As Sb Bi: Ni cô , Phàm tục , Ắc , Sầu , Bi.

Nhóm VIA: O S Se Te Po: Ông , Say , sỉn , té , bò.

Nhóm VIIA : F Cl Br I At: Phải , Chi , Bé , Iêu , anh.

Nhóm VIIIA : He Ne Ar Kr Xe Rn: Hằng , Nga , Ăn , Khúc , Xương , Rồng.

Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại

a. Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải

=> K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất.

b. Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường

2 Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

c. Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl; H2SO4 loãng,….) tạo ra H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu + 2HCl → không phản ứng (vì Cu đứng sau H)

d. Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Chú ý:Khi cho Na vào dung dịch CuCl2 thì:

+ Na phản ứng với nước trước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
+ Sau đó xảy ra phản ứng: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2Ag
Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!

5/5 - (2 bình chọn)
Mình là Nguyễn Mỹ Lệ - là tác giả các bài viết trong chuyên mục sổ tay Toán học - Vật lý - Hóa học. Mong rằng các bài viết của mình được các bạn đón nhận nồng nhiệt.

Related Posts

Cách cân bằng phương trình hóa học

Các cách cân bằng phương trình hóa học nhanh

Bài viết cách cân bằng phương trình hóa học bao gồm: cách cân bằng phương trình hóa học nhanh nhất, cách cân bằng phương trình hóa học…

Công thức tính số mol

Công thức tính số mol – Cách tính nồng độ mol của dung dịch

Công thức tính số mol: các công thức tính số mol, công thức tính số mol theo áp suất… Công thức tính số mol Công thức Kí…

Công thức tính nồng độ đương lượng

Công thức tính nồng độ đương lượng Cn và ví dụ

Nồng độ đương lượng là gì? Công thức tính nồng độ đương lượng… Nồng độ đương lượng là gì? Đương lượng là đơn vị đo lường dùng…

Công thức tính phần trăm khối lượng

Công thức tính phần trăm khối lượng và ví dụ

Công thức tính phần trăm, công thức tính phần trăm khối lượng, công thức tính thành phần phần trăm, công thức tính nồng độ dung dịch hay…

Định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng – Phương pháp áp dụng

Bài viết định luật bảo toàn khối lượng bao gồm: định luật bảo toàn khối lượng là gì, cách áp dụng định luật bảo toàn khối lượng,…

Bảng nguyên tử khối hóa học

Bảng nguyên tử khối hóa học đầy đủ

Nguyên tử khối là gì? Bảng nguyên tử khối hóa học của Brom, Ag, Bari, Kali, Zn, Crom, Ag, Nitơ, Iot, Mg, Mn, Bạc, photpho, Ba, Pb,…