Hóa trị là gì, quy tắc hóa trị, bảng hóa trị hóa học của một số nguyên tố và nguyên tử khối các chất…
Hóa trị là gì?
Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị, có giá trị bằng với điện tích của ion tạo thành từ nguyên tố đó.
Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học
Số proton | Tên Nguyên tố | Ký hiệu hoá học | Nguyên tử khối | Hoá trị |
1 | Hiđro | H | 1 | I |
2 | Heli | He | 4 | |
3 | Liti | Li | 7 | I |
4 | Beri | Be | 9 | II |
5 | Bo | B | 11 | III |
6 | Cacbon | C | 12 | IV, II |
7 | Nitơ | N | 14 | II, III, IV… |
8 | Oxi | O | 16 | II |
9 | Flo | F | 19 | I |
10 | Neon | Ne | 20 | |
11 | Natri | Na | 23 | I |
12 | Magie | Mg | 24 | II |
13 | Nhôm | Al | 27 | III |
14 | Silic | Si | 28 | IV |
15 | Photpho | P | 31 | III, V |
16 | Lưu huỳnh | S | 32 | II, IV, VI |
17 | Clo | Cl | 35,5 | I,… |
18 | Argon | Ar | 39,9 | |
19 | Kali | K | 39 | I |
20 | Canxi | Ca | 40 | II |
24 | Crom | Cr | 52 | II, III |
25 | Mangan | Mn | 55 | II, IV, VII… |
26 | Sắt | Fe | 56 | II, III |
29 | Đồng | Cu | 64 | I, II |
30 | Kẽm | Zn | 65 | II |
35 | Brom | Br | 80 | I… |
47 | Bạc | Ag | 108 | I |
56 | Bari | Ba | 137 | II |
80 | Thuỷ ngân | Hg | 201 | I, II |
82 | Chì | Pb | 207 | II, IV |
Chú thích:
- Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh
- Nguyên tố kim loại: chữ màu đen
- Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ
Hóa trị của một số nhóm nguyên tử
Tên nhóm | Hoá trị | Gốc axit | Axit tương ứng | Tính axit |
Hiđroxit(*)(OH); Nitrat (NO3); Clorua (Cl) | I | NO3 | HNO3 | Mạnh |
Sunfat (SO4); Cacbonat (CO3) | II | SO4 | H2SO4 | Mạnh |
Photphat (PO4) | III | Cl | HCl | Mạnh |
(*): Tên này dùng trong các hợp chất với kim loại. | PO4 | H3PO4 | Trung bình | |
CO3 | H2CO3 | Rất yếu (không tồn tại) |
Bài ca hóa trị
Bài thơ hay còn gọi là bài ca hóa trị được viết bằng thể thơ lục bát khá vần và dễ nhớ giúp các bạn có thể xác định được dễ dàng được các chất
Kali, Iôt, Hiđro
Natri với bạc, Clo một loài
Là hóa trị 1 bạn ơi
Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân
Magiê, chì, Kẽm, thủy ngân
Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari
Cuối cùng thêm chú Oxi
Hóa trị 2 ấy có gì khó khăn
Bác Nhôm hóa trị 3 lần
Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon, Silic này đây
Là hóa trị 4 không ngày nào quên
Sắt kia kể cũng quen tên
2, 3 lên xuống thật phiền lắm thôi
Nitơ rắc rối nhất đời
1, 2, 3, 4 khi thời thứ 5
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Xuống 2, lên 51 khi nằm thứ 4
Photpho nói tới không dư
Nếu ai hỏi đến thì hừ rằng 5
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hóa trị suốt năm rất cần
Quy tắc hóa trị
Ta có quy tắc hóa trị như sau, tích giữa chỉ số với hóa trị của nguyên tố này bằng tích giữa chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Theo quy tắc hóa trị thì x.a = y.b
Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
Biết a, b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học
Chuyển thành tỉ lệ
Lấy x = b (hoặc b’) và y = a (hoặc a’). Nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b.
Vận dụng:
Từ quy tắc hóa trị, ta có thể tính được hóa trị của một nguyên tố khi biết chỉ số và hóa trị của nguyên tố còn lại.
Ngoài ra, quy tắc hóa trị còn được vận dụng vào việc lập công thức hóa học của hợp chất khi đã biết hóa trị của hợp chất đó.
Ví dụ
Cacbon đioxit được tạo nên từ nguyên tố cacbon (C) mang hóa trị IV và oxi (O) hóa trị II. Theo quy tắc hóa trị, ta có: x.IV = y.II
=> chuyển thành tỉ lệ: => x = 1; y = 2.
Vậy, công thức hóa học của cacbon đioxit là
Mời các bạn xem thêm video bài giảng “Cách nhớ hóa trị của các nguyên tố hóa học”:
Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!