Lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne) trong cách chia đa thức

Bài viết lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne) trong cách chia đa thức bao gồm: Cách chia đa thức cho đa thức bằng lược đồ Hoocne, bài tập chia đa thức áp dụng lược đồ Hoocne…

Cách chia đa thức

Cách chia đa thức cho đa thức ta trình bày phép chia tương tự như cách chia các số tự nhiên. Với hai đa thức A và B của một biến, B ≠0 tồn tại duy nhất hai đa thức Q và R sao cho:

A = B . Q + R, với R = 0 hoặc bậc bé hơn bậc của 1

Nếu R = 0, ta được phép chia hết.

Nếu R ≠0, ta được phép chia có dư.

Chú ý: Có thể dùng hằng đẳng thức để rút gọn phép chia

(A^{3}+B^{3}):(A+B)=A^{2}-AB+B^{2}

(A^{3}-B^{3}):(A-B)=A^{2}+AB+B^{2}

(A^{2}-B^{2}):(A+B)=A-B

Ví dụ:

Ví dụ: Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để thực hiện phép chia:

(125x^{3} + 1) : (5x + 1)

Hướng dẫn giải:

(x^{2}-2xy+y^{2}) : (y-x) = (x-y)^{2}: [-(x-y)] =-(x-y)=y-x

Hoặc:

(x^{2}-2xy+y^{2}):(y-x) = (y^{2}-2xy+x^{2}) : (y-x)

Lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne)

Hoocner có rất nhiều ứng dụng trong việc giúp ta giải nhanh các bài toán. Một trong những ứng dụng đó là áp dụng vào cách chia đa thức cho đa thức.

Phương pháp Hoocne

Lược đồ Hoocner dùng để tìm đa thức thương và dư trong phép chia đa thức f(x) cho đa thức x - \alpha, khi đó ta thực hiện như sau:

Giả sử cho đa thức f(x) = {a_0}{x^n} + {a_1}{x^{n - 1}} + ... + {a_{n - 1}}{x^1} + {a_n}.

Khi đó đa thức thương g(x) = {b_0}{x^{n - 1}} + {b_1}{x^{n - 2}} + ... + {b_{n - 1}} và đa thức dư được xác định theo lược đồ sau:

Lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne)

Giải thích cách sử dụng lược đồ Hoocne

Trong lược đồ gồm 2 hàng: Hàng trên chứa hệ số của đa thức f(x), hàng dưới chứa hệ số tìm được của g(x)

Bước 1: Sắp xếp các hệ số của đa thức f(x) theo ẩn giảm dần và đặt số \alpha vào vị trí đầu tiên của hàng 2. Nếu trong đa thức mà khuyết ẩn nào thì hệ số của nó coi như bằng 0 và ta vẫn phải cho vào lược đồ.

Bước 2: Hạ hệ số {a_0} ở hàng trên xuống hàng dưới cùng cột. Đây cũng chính là hệ số đầu tiên của g(x) tìm được, tức là: {b_0} = {a_0}.

Bước 3: Lấy số \alpha nhân với hệ số vừa tìm được ở hàng 2 rồi cộng chéo với hệ số hàng 1.

Ta có: {b_1} = \alpha .{b_0} + {\alpha _1}

Quy tắc nhớ:”Nhân ngang, cộng chéo”

Bước 4: Cứ làm như vậy cho tới hệ số cuối cùng. và kết quả ta sẽ có:

f(x) = (x - \alpha ).g(x) + r

Hay:

{a_0}{x^n} + {a_1}{x^{n - 1}} + ... + {a_{n - 1}}{x^1} + {a_n}

= (x - \alpha )({b_0}{x^{n - 1}} + {b_1}{x^{n - 2}} + ... + {b_{n - 1}}) + r

Chú ý:

Bậc của đa thức g(x) luôn nhỏ hơn bậc của đa thức f(x) 1 đơn vị vì đa thức chia x - \alpha có bậc là 1

Nếu r = 0 thì đa thức f(x) chia hết cho đa thức g(x)x = \alpha sẽ là một nghiệm của đa thức f(x).

Phương pháp trên đây chính là cách chia đa thức bằng lược đồ Hoocne. Để hiểu hơn ta sẽ xem 1 bài tập ví dụ bên dưới.

Bài tập chia đa thức áp dụng lược đồ Hoocne

Bài tập: Thực hiện phép chia đa thức f(x) = {x^4} - 2{x^3} - 3{x^2} + 7x - 2 cho đa thức x - 2

Hướng dẫn giải:

Trước khi làm bài tập này ta có một chú ý 1 mẹo nhỏ: Nhẩm nghiệm nguyên dương của đa của đa thức f(x) = 0 để chọn \alpha.

=> chọn \alpha = 2

Dựa vào hướng dẫn trên ta sẽ có lược đồ Hoocne cho bài toán như sau:
bài tập Lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne)
Đa thức g(x) ở đây sẽ là:

g(x) = 1.{x^3} + 0.{x^2} - 3.x + 1

= {x^3} - 3x + 1

Vậy kết quả ta có:

{x^4} - 2{x^3} - 3{x^2} + 7x - 2 = (x - 2)({x^3} - 3x + 1)
Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!

5/5 - (1 bình chọn)
Mình là Nguyễn Mỹ Lệ - là tác giả các bài viết trong chuyên mục sổ tay Toán học - Vật lý - Hóa học. Mong rằng các bài viết của mình được các bạn đón nhận nồng nhiệt.

Related Posts

Chuyên đề số chính phương

Chuyên đề số chính phương

Chuyên đề số chính phương: số chính phương là số gì, định nghĩa số chính phương, tính chất số chính phương, một số dạng bài tập về…

Các hàng đẳng thức

Nhị thức Newton, cách khai triển và một số dạng bài tập áp dụng

Bài viết nhị thức Newton bao gồm: nhị thức Newton cơ bản, khai triển nhị thức Newton, tìm hệ số trong khai triển nhị thức Newton, nhị…

Những hằng đẳng thức đáng nhớ

Những hằng đẳng thức đáng nhớ, hằng đẳng thức mở rộng và dạng toán áp dụng

Bài viết những hằng đẳng thức đáng nhớ bao gồm: 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, các hằng đẳng thức mở rộng, các hằng đẳng thức tổng…

Hàm số liên tục và bài toán xét tính liên tục của hàm số

Bài viết hàm số liên tục bao gồm: định lý và định nghĩa về hàm số liên tục, xét tính liên tục của hàm số, bài tập…

Cách tìm tập xác định của hàm số mũ và hàm số logarit

Bài viết cách tìm tập xác định của hàm số mũ và hàm số logarit, đây là dạng toán cơ bản trong chương trình Giải tích 12….

Tích vô hướng của 2 vectơ

Góc giữa 2 vecto trong không gian

Góc giữa 2 vecto là gì? Cách xác định góc giữa 2 vecto, công thức tính góc giữa 2 vecto trong không gian OXYZ và các ví…