Công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn

Phương sai là gì? Công thức tính phương sai, cách tính phương sai và độ lệch chuẩn…
Công thức tính phương sai và độ lệch chuẩn

Công thức tính phương sai

Phương sai của một bảng số liệu là số đặc trưng cho độ phân tán của các số liệu so với số trung bình của nó. Phương sai của bảng thống kê dấu hiệu x, kí hiệu là S_x^2. Công thức tính phương sai như sau:

a) Đối với bảng phân bố rời rạc

n_1+ n_2 +…+ n_n= n

S_{x}^{2}=\frac{1}{n}[n_{1}(x_{1}-\overline{x})^{2}+n_{2}(x_{2}-\overline{x})^{2}+...+n_{k}(x_{k}-\overline{x})^{2}]

=\frac{1}{n}(n_{1}x_{1}^{2}+n_{2}x_{2}^{2}+...+n_{k}x_{1}^{2})-(\overline{x})^{2}.

trong đó \overline{x} là số trung bình của bảng số liệu.

b) Đối với phân bố tần số ghép lớp.

S_{x}^{2}=\frac{1}{n}[n_{1}(C_{1}-\overline{x})^{2}+n_{2}(C_{2}-\overline{x})^{2}+...+n_{k}(C_{k}-\overline{x})^{2}+].

trong đó C_i(i = 1, 2,..., k) là giá trị trung tâm của lớp thứ i.

\overline{x} là số trung bình của bảng.

Công thức tính độ lệch chuẩn

Căn bậc hai của phương sai một bảng số liệu gọi là độ lệch chuẩn của bảng đó. Độ lệch chuẩn của dấu hiệu x, kí hiêu là S_x.

S_x= \sqrt{S_{x}^{2}}.

Ghi chú: các công thức về phương sai có thể viết gọn nhờ kí hiệu \sum như sau:

S_{x}^{2}=\frac{1}{n}\sum_{i=1}^{k}n_{i}(x_{i}-\overline{x})^{2}

= \sum_{i=1}^{n}f_{i}(x_{i}-\overline{x})^{2}

=\frac{1}{n}\sum_{i=1}^{k}n_{i}x_{i}^{2}-(\overline{x})^{2}

=\sum_{i=1}^{k}f_{i}x_{i}^{2}-(\overline{x})^{2}.

Ví dụ cách tính phương sai và độ lệch chuẩn

Ví dụ: Cho 2 nhóm có bảng số liệu như sau. Tính phương sai và độ lệch chuẩn của 2 nhóm:

Nhóm 1 Nhóm 2
160 142
160 150
167 187
156 180
161 145
{\overline X } = 160.8
(Mean)
{\overline X } = 160.8
(Mean)

Nhìn vào bảng số liệu dựa vào giá trị trung bình ta không thể đưa ra được sự phân tán bộ dữ liệu của 2 nhóm. Để xác định độ phân tán dữ liệu cần xác định độ lệch chuẩn.

Tính phương sai nhóm 1:

Nhóm 1
x {({X_i} - \overline X )} {{{({X_i} - \overline X )}^2}}
160 -0.8 0.64
160 -0.8 0.64
167 6.2 38.44
156 -4.8 23.04
161 0.2 0.04
{\overline X } = 160.8

Phương sai của nhóm 1:

{S^2} = \frac{{\sum\nolimits_i^n {{{({X_i} - \overline X )}^2}} }}{{n - 1}} = \frac{{\sum\nolimits_i^5 {{{({X_i} - 60.8)}^2}} }}{{5 - 1}} = 15.7

Tính phương sai nhóm 2:

Nhóm 2
x {({X_i} - \overline X )} {{{({X_i} - \overline X )}^2}}
142 18.8 353.44
150 10.8 116.64
187 -26.2 686.44
180 -19.2 368.64
145 15.8 249.64
{\overline X } = 160.8

Phương sai của nhóm 2:

{S^2} = \frac{{\sum\nolimits_i^n {{{({X_i} - \overline X )}^2}} }}{{n - 1}} = \frac{{\sum\nolimits_i^5 {{{({X_i} - 60.8)}^2}} }}{{5 - 1}} = 443.7

Bước 3: Tính độ lệch chuẩn của 2 nhóm

Độ lệch chuẩn của nhóm 1:

SD = \sqrt {\frac{{\sum\nolimits_i^n {{{({X_i} - \overline X )}^2}} }}{{n - 1}}} = \sqrt {15.7} = 3.96

Độ lệch chuẩn của nhóm 2:

SD = \sqrt {\frac{{\sum\nolimits_i^n {{{({X_i} - \overline X )}^2}} }}{{n - 1}}} = \sqrt {443.7} = 21.06

Như vậy độ lệch chuẩn của nhóm 1 là 3.96, độ lệch chuẩn của nhóm 2 là 21.06. Như vậy những người ở nhóm 2 có sự khác biệt nhiều hơn ở nhóm 1. Những người trong nhóm 2 nằm cách xa hơn giá trị trung bình của những người trong nhóm 1.
Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!

4.4/5 - (5 bình chọn)
Mình là Nguyễn Mỹ Lệ - là tác giả các bài viết trong chuyên mục sổ tay Toán học - Vật lý - Hóa học. Mong rằng các bài viết của mình được các bạn đón nhận nồng nhiệt.

Related Posts

Chuyên đề số chính phương

Chuyên đề số chính phương

Chuyên đề số chính phương: số chính phương là số gì, định nghĩa số chính phương, tính chất số chính phương, một số dạng bài tập về…

Lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne)

Lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne) trong cách chia đa thức

Bài viết lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne) trong cách chia đa thức bao gồm: Cách chia đa thức cho đa thức bằng lược đồ Hoocne, bài…

Các hàng đẳng thức

Nhị thức Newton, cách khai triển và một số dạng bài tập áp dụng

Bài viết nhị thức Newton bao gồm: nhị thức Newton cơ bản, khai triển nhị thức Newton, tìm hệ số trong khai triển nhị thức Newton, nhị…

Những hằng đẳng thức đáng nhớ

Những hằng đẳng thức đáng nhớ, hằng đẳng thức mở rộng và dạng toán áp dụng

Bài viết những hằng đẳng thức đáng nhớ bao gồm: 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, các hằng đẳng thức mở rộng, các hằng đẳng thức tổng…

Hàm số liên tục và bài toán xét tính liên tục của hàm số

Bài viết hàm số liên tục bao gồm: định lý và định nghĩa về hàm số liên tục, xét tính liên tục của hàm số, bài tập…

Cách tìm tập xác định của hàm số mũ và hàm số logarit

Bài viết cách tìm tập xác định của hàm số mũ và hàm số logarit, đây là dạng toán cơ bản trong chương trình Giải tích 12….