Công thức tính áp suất – Phân loại áp suất

Công thức tính áp suất: áp suất là gì, công thức tính áp suất chất lỏng, công thức tính áp suất khí quyển, công thức tính áp suất thẩm thấu, công thức tính áp suất hơi bão hòa…
Công thức tính áp suất

Áp suất là gì?

Áp suất là đại lượng được tính bằng giá trị tỉ số giữa lực tác động theo hướng vuông góc lên một bề mặt với diện tích của bề mặt đó. Hiểu một cách đơn giản hơn, áp suất là độ lớn của áp lực (lực ép có phương vuông góc với mặt phẳng bị ép) trên một đơn vị diện tích bị ép.

Công thức tính áp suất

Công thức tính áp suất: P = \frac{F}{S}

Trong đó:

p là áp suất (N/m^{2})

F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép (N)

S là diện tích bị ép (m^{2})

Đơn vị đo của áp suất: Pa ( Pascal )

1Pa = 1 (N/m^{2})

1 mmHg = 133,322 (N/m^{2})

1Pa = 1 (N/m^{2}) = 760 mmHg

Ý nghĩa của áp suất

Áp suất lớn do các vụ nổ tác dụng những lực rất mạnh lên bề mặt các vật thể xung quanh có thể gây vỡ, thủng bình chứa, đổ vỡ các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe con người.

Chênh lệch áp suất giữa phía dưới và phía trên của cánh máy bay tạo ra lực nâng máy bay

Nguyên tắc làm tăng áp suất: Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép

Ví dụ: đóng đinh, lưỡi dao, mũi khoan,…

Nguyên tắc làm giảm áp suất: Giảm áp lực, tăng diện tích bị ép

Ví dụ: Bánh xe tăng, xe ủi; bàn trượt tuyết; đi qua bãi sa lầy;…

Từ định nghĩa áp suất và các vận dụng ở trên, ta đã phân tích ở trên có thể thấy rõ rằng, áp suất là một đại lượng vật lý không chỉ có ý nghĩa trên giấy hay trong các công thức mà còn có ứng dụng và tác động rất lớn đến thực tiễn đời sống. Nghiên cứu và làm rõ định nghĩa áp suất và phân loại chúng là một cách áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế lao động, sản xuất.

Phân loại áp suất

Áp suất riêng phần

Áp suất riêng phần là áp suất của một chất khí khi nó là một thành phần trong hỗn hợp khí, nếu giả thiết rằng một mình khí đó chiếm toàn bộ thể tích của hỗn hợp.

Khái niệm áp suất riêng phần xuất hiện trong định luật Dalton. Theo định luật Dalton thì tổng áp suất của hỗn hợp khí không phản ứng bằng tổng các áp suất từng phần của các khí riêng rẽ. Xét một hỗn hợp khí gồm nhiều chất khí không phản ứng với nhau, có định luật Dalton: Ở một nhiệt độ xác định, áp suất toàn phần của một hỗn hợp khí bằng tổng số áp suất riêng phần của các cấu tử của hỗn hợp.

Công thức tính áp suất riêng phần:

Áp suất riêng phần p_{i} của mỗi cấu tử của hỗn hợp khí có thể tích V là áp suất mà cấu tử ấy gây ra khi đứng riêng một mình và cũng chiếm thể tích V ở cùng một nhiệt độ.

p_{i} = x_{i} p

Trong đó:

p_{i}: Áp suất riêng phần

x_{i}: Phân mol xi của cấu tử i trong hỗn hợp khí

p: áp suất toàn phần

Ví dụ về áp suất riêng phần

Thu giữ khí oxy bằng cách đẩy qua nước vào trong một bình dốc ngược, sự hiện diện của hơi nước trong bình phải được xét đến khi tính lượng oxy thu được. Cách điều chỉnh được thực hiện bằng việc dùng định luật Dalton về áp suất riêng phần.

Áp suất tuyệt đối

Áp suất tuyệt đối là tổng áp suất gây ra bởi cả khí quyển và cột chất lỏng tác dụng lên điểm trong lòng chất lỏng, là áp suất tiêu chuẩn so với môi trường chân không 100%. Do đó, nó được tính bằng tổng của áp suất tương đối và áp suất khí quyển.

Công thức tính áp suất tuyệt đối:

p = p_{a} + p_{d}

Trong đó:

p_{d} là áp suất dư (áp suất tương đối),

p_{a} là áp suất khí quyển.

Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu là áp suất gây nên bởi hiện tượng các phân tử dung môi khuếch tán một chiều qua màng thẩm thấu từ dung môi sang dung dịch( hoặc từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng có nồng đọ cao hơn).
Áp suất thẩm thấu của một dung dịch tỉ lệ thuận với nồng độ cũng như nhiệt độ của dung dịch đó.

Công thức tính áp suất thẩm thấu

P = RTC

P là áp suất thẩm thấu thường tính theo đơn vị atmôtphe-atm.

R là hằng số = 0,082.

T là nhiệt độ tuyệt đối = 273 + toC

C là nồng độ dung dịch tính theo nồng độ phân tử gam/lít.

Ý nghĩa của việc xác định áp suất thẩm thấu trong thực tiễn

Áp suất thẩm thấu có ý nghĩa sinh học rất quan trọng vì màng của các chất của tế bào là các màng thẩm thấu. Nhờ áp suất thẩm thấu mà:

Nước được vận chuyển từ rễ cây lên ngọn cây.
Tránh hiện tượng vỡ hoặc teo hồng cầu khi sử dụng những dung dịch đẳng trương (có áp suất thẩm thấu bằng áp suất của máu) để đưa vào cơ thể (Vì dịch trong hồng cầu có áp suất thẩm thấu 7.4-7.5at).
Xác định được phân tử gam 1 chất

Áp suất dư

Áp suất dư (hay còn gọi là áp suất tương đối) là áp suất tại một điểm trong chất lỏng và chất khí khi lấy mốc là áp suất khí quyển lân cận xung quanh.

Công thức tính áp suất dư

p_{d} = p – p_{a}

Trong đó: p là áp suất tuyệt đối,

p_{a} là áp suất khí quyển.

Lưu ý: Nếu chất lỏng đứng yên:

p_{du} = \gamma h

Trong đó: \gamma là trọng lượng riêng của chất lỏng,

h là chiều sâu của điểm đang xét tính từ mặt thoáng của chất lỏng.

Áp suất tĩnh

Áp suất tĩnh là áp suất thống nhất trong tất cả các hướng, tương ứng với áp suất gây nên khi chất lỏng không chuyển động.

Công thức tính áp suất tĩnh

Áp suất tĩnh được đo tại một điểm M cách bề mặt tự do một khoảng (h) xác định theo công thức

p = p_{0} + \rhogh

Trong đó: p_{0} là áp suất khí quyển.

\rho là khối lượng riêng chất lưu.

g là gia tốc trọng trường.

Ý nghĩa của áp suất tĩnh

Đo được áp suất tĩnh là bước quan trọng hàng đầu để xác định tải ròng trên bức tường ống, áp suất động, được sử dụng để đo tốc độ dòng chảy và tốc độ bay.
Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!

3.7/5 - (3 bình chọn)
Mình là Nguyễn Mỹ Lệ - là tác giả các bài viết trong chuyên mục sổ tay Toán học - Vật lý - Hóa học. Mong rằng các bài viết của mình được các bạn đón nhận nồng nhiệt.

Related Posts

Định luật bảo toàn cơ năng

Định luật bảo toàn cơ năng và phương pháp giải

Bài viết định luật bảo toàn cơ năng bao gồm: định luật bảo toàn cơ năng, phương pháp giải bài toán về định luật bảo toàn cơ…

Công thức tính động năng - cơ năng - thế năng

Công thức tính động năng – cơ năng – thế năng

Công thức tính động năng – cơ năng – thế năng bao gồm: Công thức và các định lý tính động năng – cơ năng – thế…

Công thức lực hấp dẫn

Công thức lực hấp dẫn – Bài tập áp dụng

Bài viết công thức lực hấp dẫn bao gồm: lực hấp dẫn là gì, công thức tính lực hấp dẫn và các bài tập ví dụ minh…

Công thức tính momen xoắn

Công thức tính momen xoắn

Mô-men xoắn là gì? Cách tính mô men xoắn trên trục động cơ điện. Ta có công thức tính momen xoắn trên trục động cơ điện như…

Công thức con lắc đơn

Công thức con lắc đơn và các dạng bài tập

Tổng hợp các công thức con lắc đơn và các dạng bài tập về con lắc đơn. Khái niệm về con lắc đơn Con lắc đơn gồm…

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch

Công thức tính điện năng tiêu thụ vật lý 9 Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch A=U|q|=U.I.t​ Trong đó: U: điện áp (hiệu…