Công thức tính điện trở, điện trở suất và bài tập áp dụng

Công thức tính điện trở: Công thức tính điện trở suất, công thức tính điện trở suất, bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn, công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở…
Công thức tính điện trở

Công thức tính điện trở

Công thức định luật Ôm cho đoạn mạch:

    \[I=\dfrac{U}{R}=>U=IR\]


Trong đó:
I: cường độ dòng điện qua đoạn mạch (A)
U: điện áp giữa hai đầu đoạn mạch (V)
R: điện trở tương đương của toàn mạch (Ω)
Trường hợp mạch có nhiều điện trở R1; R2 … thì cường độ dòng điện tương ứng qua các điện trở là I1; I2 … Điện áp (hiệu điện thế) giữa hai đầu mỗi điện trở là U1; U2 …
Đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp
R=R1 + R2 +….
U=U1 + U2 + …
I=I1=I2=…​
Đoạn mạch có các điện trở mắc song song

    \[\dfrac{1}{R}=\dfrac{1}{R_{1}}+\dfrac{1}{R_{2}}+...\]

U=U1=U2=…
I=I1 + I2 + …​
Nếu có 2 điện trở mắc song song

    \[R_{12}=\dfrac{R_{1}R_{2}}{R_{1}+R_{2}}\]


Nếu có 3 điện trở mắc song song

    \[R_{123}=\dfrac{R_{1}R_{2}R_{3}}{R_{1}R_{2}+R_{2}R_{3}+R_{3}R_{1}}\]

Công thức tính điện trở suất

Điện trở suất (thường được ký hiệu là ρ) của một dây dẫn là điện trở của một dây dẫn dài 1m có tiết diện 1m2, nó đặc trưng cho vật liệu dây dẫn đó, hay một cách tổng quát, nó được cho bởi công thức:

R=ρ.\dfrac{L}{s}

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở

Q = I2Rt

Bài tập vận dụng định luật ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn

Ví dụ 1:

Hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1=7,5Ω và R2=4,5Ω. Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I=0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U=12V.

a. Tính R3 để hai đèn sáng bình thường.

b. Điện trở R3 được quấn bằng dây Nicrom có điện trở suất 1,10.10-6Ω.m và chiều dài là 0,8m. Tính tiết diện của dây Nicrom này.

Trả lời:

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

{R_{t{\rm{d}}}} = {U \over I} = {{12} \over {0,8}} = 15\Omega

Để đèn sáng bình thường thì R3 = 15 – (7,5 + 4,5) = 3Ω

b) Tiết diện của dây nicrom là:

S = {{\rho l} \over R} = {{1,{{1.10}^{ - 6}}.0,8} \over 3} = 0,{29.10^{ - 6}}{m^2} = 0,29m{m^2}
Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!

3.2/5 - (5 bình chọn)
Mình là Nguyễn Mỹ Lệ - là tác giả các bài viết trong chuyên mục sổ tay Toán học - Vật lý - Hóa học. Mong rằng các bài viết của mình được các bạn đón nhận nồng nhiệt.

Related Posts

Công thức tính công suất

Công thức tính công suất – Công suất trung bình – Hệ số công suất

Công thức tính công suất: công thức tính công, công thức tính công suất, công suất trung bình, hệ số công suất cosα… Định nghĩa công Công…

Công thức tính động năng - cơ năng - thế năng

Công thức tính động năng – cơ năng – thế năng

Công thức tính động năng – cơ năng – thế năng bao gồm: Công thức và các định lý tính động năng – cơ năng – thế…

Công thức tính áp suất

Công thức tính áp suất – Phân loại áp suất

Công thức tính áp suất: áp suất là gì, công thức tính áp suất chất lỏng, công thức tính áp suất khí quyển, công thức tính áp…

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch

Công thức tính điện năng tiêu thụ vật lý 9 Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch A=U|q|=U.I.t​ Trong đó: U: điện áp (hiệu…

Công thức tính hiệu suất

Công thức tính hiệu suất trong vật lý và hóa học

Công thức tính hiệu suất, công có ích, công toàn phần… Hiệu suất là gì? Hiệu suất (thường có thể đo được) là khả năng tránh lãng…

Công thức tính momen xoắn

Công thức tính momen xoắn

Mô-men xoắn là gì? Cách tính mô men xoắn trên trục động cơ điện. Ta có công thức tính momen xoắn trên trục động cơ điện như…