Phương trình mặt phẳng oxyz, các dạng viết phương trình mặt phẳng và bài tập

Phương trình mặt phẳng oxyz: phương trình mặt phẳng trong không gian, viết phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm, viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng…
Phương trình mặt phẳng oxyz

Phương trình mặt phẳng trong không gian

Phương trình tổng quát của mặt phẳng trong không gian Oxyz

Phương trình tổng quát của mặt phẳng (P) trong không gian Oxyz có dạng:

Ax + By + Cz + D = 0 với A^{2}+B^{2}+C^{2}> 0

Muốn viết phương trình mặt phẳng trong không gian ta cần xác định được 2 dữ kiện:

  • Điểm M bất kì mà mặt phẳng đi qua
  • Vector pháp tuyến của mặt phẳng

Vị trí tương đối của hai mặt phẳng

Phương trình mặt phẳng oxyz

Cho 2 mặt phẳng (P): Ax + By + Cz + D = 0 và (Q): A’x + B’y + C’z + D’ = 0 thì:

Hai mặt phẳng cắt nhau khi và chỉ khi: \frac{A}{A'} \neq \frac{B}{B'} \neq \frac{C}{C'}

Hai mặt phẳng song song khi và chỉ khi: \frac{A}{A'} = \frac{B}{B'} = \frac{C}{C'} \neq \frac{D}{D'}

Hai mặt phẳng trùng nhau khi và chỉ khi: \frac{A}{A'} = \frac{B}{B'} = \frac{C}{C'} = \frac{D}{D'}

Hai mặt phẳng vuông góc khi và chỉ khi: AA' + BB' + CC' = 0

Khoảng cách từ một điểm tới một mặt phẳng

Cho điểm M(a, b, c) và mặt phẳng (P): Ax + By + Cz + D = 0.

Khi đó khoảng cách từ điểm M tới (P) được xác định như sau:

d(A, (P)) = \frac{\left | Aa + Bb + Cc + D \right |}{\sqrt{A^{2} + B^{2} + C^{2}}}

Viết phương trình mặt phẳng

Dạng 1: Viết phương trình mặt phẳng (P) biết 1 điểm thuộc mặt phẳng và vector pháp tuyến

Vì mặt phẳng (P) đi qua điểm M(x_{0}; y_{0}; z_{0})

Mặt phẳng (P) có vector pháp tuyến \vec{n}(A, B, C)

Khi đó phương trình mặt phẳng (P): A(x-x_{0}) + B(y-y_{0}) + C(z-z_{0}) = 0

Phương trình mặt phẳng oxyz

Ví dụ 1: Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua M (3;1;1) và có VTPT \vec{n} = (1; -1; 2)

Giải: Thay tọa độ điểm M và VTPP \vec{n} ta có:

(P): (1)(x - 3) + (-1)(y - 1) + 2(z - 1) = 0 \\\Leftrightarrow x - y + 2z - 4 = 0

Dạng 2: Viết phương trình mặt phẳng đi qua 3 điểm không thẳng hàng

Vì mặt phẳng (P) đi qua 3 điểm A, B, C. Nên mặt phẳng (P) có 1 cặp vector chỉ phương là \vec{AB} ; \vec{AC}

Khi đó ta gọi \vec{n} là một vector pháp tuyến của (P), thì \vec{n} sẽ bằng tích có hướng của hai vector \vec{AB}\vec{AC}. Tức là \vec{n} = \left [ \vec{AB};\vec{AC} \right ]

Phương trình mặt phẳng oxyz

Ví dụ 2: Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua 3 điểm không thẳng hàng A(1,1,3); B(-1,2,3); C(-1;1;2)

Giải:

Ta có: \vec{AB} = (-2;1;0); \vec{AC} = (-2,0,-1) \\\Rightarrow \left [ \vec{AB},\vec{AC} \right ] = (-1,-2,2)

Suy ra mặt phẳng (P) có VTPT là \vec{n} = \left [ \vec{AB},\vec{AC} \right ] = (-1,-2,2) và đi qua điểm A(1,1,3) nên có phương trình:

(-1)(x - 1) - 2(y - 1) + 2(z - 3) = 0\\\Leftrightarrow -x - 2y + 2z - 3 = 0

Dạng 3: Viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và song song với 1 mặt phẳng khác

Mặt phẳng (P) đi qua điểm M(x_{0}; y_{0}; z_{0}) và song song với mặt phẳng (Q): Ax + By + Cz + m =0

Vì M thuộc mp(P) nên thế tọa độ M và pt (P) ta tìm được M.

Khi đó mặt phẳng (P) sẽ có phương trình là:

A(x - x_{0}) + B(y - y_{0}) + C(z - z_{0}) = 0

Chú ý: Hai mặt phẳng song song có cùng vector pháp tuyến.

Ví dụ 3: Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M (1;-2;3) và song song với mặt phẳng (Q): 2x – 3y + z + 5 = 0

Giải: Vì (P) song song với (Q) nên VTPT của (P) cùng phương với VTPT của (Q).

Suy ra (P) có dạng: 2x – 3y + z + m = 0

Mà (P) đi qua M nên thay tọa độ M (1;-2;3) ta có:

2.1 + (-3).(-2) + 3 + m = 0 \Leftrightarrow m = -11

Vậy phương trình (P): 2x – 3y + z – 11 = 0

Dạng 4: Viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 đường thẳng và 1 điểm cho trước

Mặt phẳng (P) đi qua điểm M(x_{0}; y_{0}; z_{0}) và đường thẳng d.

Lấy điểm A thuộc đường thẳng d ta tìm được vector \vec{MA} và VTCP \vec{u}, từ đó tìm được VTPT 2.1 \vec{n} = \left [ \vec{MA};\vec{u} \right ].

Thay tọa độ ta tìm được phương trình mặt phẳng (P)

Ví dụ 4: Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm M (3;1;0) và đường thẳng d có phương trình: \frac{x - 3}{-2} = \frac{y + 1}{1} = \frac{z + 1}{1}

Giải: Lấy điểm A (3;-1;-1) thuộc đường thẳng d.

Suy ra \vec{MA} (0; -2; -1) và VTCP \vec{u} (-2; 1; 1)

Mặt phẳng (P) chứa d và đi qua M nên ta có VTPT: \vec{n} = \left [ \vec{MA};\vec{u} \right ] = (-1; 2; 4)

Vậy phương trình mặt phẳng (P): -1(x - 3) + 2(y - 1) - 4z = 0\\\Leftrightarrow -x + 2y - 4z + 1 = 0

Bài tập phương trình mặt phẳng

Ví dụ 1: ( Viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với đường thẳng )

Trong không gian với hệ trục Oxyz, viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm A(1;2;0) và vuông góc với đường thẳng d:\frac{{x - 1}}{2} = \frac{y}{1} = \frac{{z + 1}}{{ - 1}}.

Lời giải:

Gọi \overrightarrow {{n_{(P)}}} là VTPT của mặt phẳng (P).

\overrightarrow {{u_d}} là VTCP của đường thẳng d.

Mặt phẳng (P) vuông góc với \left( d \right) \Rightarrow \overrightarrow {{u_{\left( d \right)}}} = \overrightarrow {{n_{\left( P \right)}}} = \left( {2;1; - 1} \right) và đi qua điểm A(1;2;0).

Suy ra phương trình mặt phẳng (P) là 2\left( {x - 1} \right) + y - 2 - z = 0 \Leftrightarrow - 2x - y + z + 4 = 0.

Ví dụ 2: Cho 3 điểm A(1; 6; 2), B(5; 1; 3), C(4; 0; 6). Viết phương trình mặt phẳng (ABC).

Lời giải:

\overrightarrow {AB} = (4, - 5,1)

\overrightarrow {AC} = (3, - 6,4)

[\overrightarrow {AB};\overrightarrow {AC}]=(-14;-13;-9)

Mặt phẳng (ABC) đi qua A(1;6;2) nhận vectơ \vec{n}=-[\overrightarrow {AB};\overrightarrow {AC}]=(14;13;9) làm vectơ pháp tuyến nên có phương trình:

14(x-1)+13(y-6)+9(z-2)=0 hay 14x+13y+9x-110=0
Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!

4/5 - (5 bình chọn)
Mình là Nguyễn Mỹ Lệ - là tác giả các bài viết trong chuyên mục sổ tay Toán học - Vật lý - Hóa học. Mong rằng các bài viết của mình được các bạn đón nhận nồng nhiệt.

Related Posts

Lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne)

Lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne) trong cách chia đa thức

Bài viết lược đồ Hoocne (Sơ đồ Hoocne) trong cách chia đa thức bao gồm: Cách chia đa thức cho đa thức bằng lược đồ Hoocne, bài…

Chu vi hình chữ nhật cơ sở của elip

Chu vi hình chữ nhật cơ sở của elip

Chu vi hình chữ nhật cơ sở của elip và công thức tính chu vi hình chữ nhật cơ sở của elip. Vẽ qua A1&A2 hai đường…

Ước số là gì - Bội số là gì?

Ước số là gì – Bội số là gì?

Ước số là gì- Bội số là gì? Bài tập về ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất đưa ra một số phương pháp giải…

Công thức tính thể tích hình trụ

Công thức tính thể tích hình trụ – Ví dụ cách tính thể tích hình trụ

Thể tích hình trụ là gì? Công thức tính thể tích hình trụ, cách tính thể tích hình trụ… Công thức tính thể tích hình trụ Thể…

Thể tích hình chóp cụt

Thể tích hình chóp cụt – Công thức và ví dụ

Thể tích hình chóp cụt là gì? Công thức tính thể tích hình chóp cụt, cách tính thể tích hình chóp cụt… Công thức tính thể tích…

Những hằng đẳng thức đáng nhớ

Những hằng đẳng thức đáng nhớ, hằng đẳng thức mở rộng và dạng toán áp dụng

Bài viết những hằng đẳng thức đáng nhớ bao gồm: 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, các hằng đẳng thức mở rộng, các hằng đẳng thức tổng…