Công thức tính trọng lượng, khối lượng riêng, trọng lượng riêng

Công thức tính trọng lượng, công thức tính khối lượng riêng, công thức tính khối lượng…
Công thức tính trọng lượng

Công thức tính trọng lượng

Trọng lượng được định nghĩa là giá trị của trọng lực tác dụng lên vật, khái quát hóa về công thức toán học là w = mg.
Vì trọng lượng chính là một lực, do đó các nhà khoa học còn viết công thức này theo cách khác là F = mg.

  • F = kí hiệu trọng lượng, đo bằng Newton, N.
  • m = kí hiệu khối lượng, tính bằng kilogam, kg.
  • g = kí hiệu gia tốc trọng trường, có đơn vị là m/s2, tức mét trên giây bình phương.

Khi bạn sử dụng đơn vị là ‘mét, gia tốc trọng trường trên bề mặt trái đất sẽ là 9,8 m/s2. Đây là giá trị kèm đơn vị chuẩn quốc tế và bạn nên sử dụng giá trị này.
Nếu bạn bắt buộc phải dùng feet thì giá trị gia tốc trọng trường bạn cần sử dụng là 32,2 f/s2, về bản chất giá trị không thay đổi mà chỉ quy theo feet thay vì mét.

Công thức tính khối lượng: D=\dfrac{m}{V}\Rightarrow m=D.V.

Công thức tính khối lượng riêng: D=\dfrac{m}{V}.

Công thức tính trọng lượng riêng: d=\dfrac{P}{V}.

Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng:

P=10.m

Đơn vị:

Khối lượng riêng: D (kg/m^3).

Trọng lượng riêng: d (N/m^3).

Khối lượng: m\left(kg\right).

Trọng lượng: P\left(N\right).

Thể tích: V\left(m^3\right).

Sự khác nhau giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng

Một trong những khái niệm vật lý đầu tiên được học tới là khái niệm về trọng lượng và khối lượng. Để hiểu rõ sự khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng, chúng ta hãy xem lại định nghĩa của chúng trong sách giáo khoa lớp 6:

Trọng lượng của một vật là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó. Đơn vị: Newton.

Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. Đơn vị: kg

Khối lượng thể hiện tính chất của vật nên ở bất kỳ nơi nào trên Trái Đất hay ngoài vũ trụ, khối lượng của 1 vật sẽ không đổi: cũng giống như vị mặn của muối – dù đi đến sa mạc Sahara hay trên núi Everest, ăn muối sẽ đều cho ta cảm giác mặn.

Tuy nhiên, trọng lượng đo độ lớn của trọng lực và vì thế, để biết được trọng lượng của 1 vật, ta cần phải biết cái gì đang tác động trọng lực lên vật đó. Nói 1 cách khác, trọng lượng của 1 vật thay đổi tùy vào độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật đó.
Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!

4.8/5 - (60 bình chọn)
Mình là Nguyễn Mỹ Lệ - là tác giả các bài viết trong chuyên mục sổ tay Toán học - Vật lý - Hóa học. Mong rằng các bài viết của mình được các bạn đón nhận nồng nhiệt.

Related Posts

Định luật bảo toàn cơ năng

Định luật bảo toàn cơ năng và phương pháp giải

Bài viết định luật bảo toàn cơ năng bao gồm: định luật bảo toàn cơ năng, phương pháp giải bài toán về định luật bảo toàn cơ…

Công thức tính động năng - cơ năng - thế năng

Công thức tính động năng – cơ năng – thế năng

Công thức tính động năng – cơ năng – thế năng bao gồm: Công thức và các định lý tính động năng – cơ năng – thế…

Công thức lực hấp dẫn

Công thức lực hấp dẫn – Bài tập áp dụng

Bài viết công thức lực hấp dẫn bao gồm: lực hấp dẫn là gì, công thức tính lực hấp dẫn và các bài tập ví dụ minh…

Công thức tính momen xoắn

Công thức tính momen xoắn

Mô-men xoắn là gì? Cách tính mô men xoắn trên trục động cơ điện. Ta có công thức tính momen xoắn trên trục động cơ điện như…

Công thức con lắc đơn

Công thức con lắc đơn và các dạng bài tập

Tổng hợp các công thức con lắc đơn và các dạng bài tập về con lắc đơn. Khái niệm về con lắc đơn Con lắc đơn gồm…

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch

Công thức tính điện năng tiêu thụ vật lý 9 Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch A=U|q|=U.I.t​ Trong đó: U: điện áp (hiệu…