Cường độ dòng điện và công thức tính

Cường độ dòng điện: cường độ dòng điện là gì, công thức tính cường độ dòng điện, sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn…
Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là gì?

Cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện qua một bề mặt được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian. Nó thường được ký hiệu bằng chữ I, từ chữ tiếng Pháp Intensité, nghĩa là cường độ.
Cường độ dòng điện
Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị Ampe.
I=\frac{Q}{t}=\frac{(q_{1}+q_{2}+q_{3}+… +q_{n})}{t}

Cường độ dòng điện trung bình trong một khoảng thời gian được định nghĩa bằng thương số giữa điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian đang xét.

I_{tb}=\frac{\Delta Q}{\Delta t}

Trong đó:

  • Itb là cường độ dòng điện trung bình, đơn vị là A (ampe)
  • ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt, đơn vị là C (coulomb)
  • Δt là khoảng thời gian được xét, đơn vị là s (giây)

Khi khoảng thời gian được xét vô cùng nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời:

I=\frac{d_{Q}}{q_{t}}

Cường độ dòng điện không đổi

Cường độ dòng điện không đổi là cường độ dòng điện có giá trị không thay đổi theo thời gian.

Công thức tính cường độ dòng điện không đổi: I=\frac{q}{t}

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện không đổi (A)
  • q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn ( C)
  • t thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (s)

Cường độ dòng điện hiệu dụng

Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là đại lượng có giá trị bằng cường độ của một dòng điện không đổi, sao cho khi đi qua cùng một điện trở R thì công suất tiêu thụ trong R bởi hai dòng điện đó là như nhau.

Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng:

I= \frac{I_{0}}{\sqrt{2}}

Trong đó:

  • I là cường độ dòng điện hiệu dụng
  • I_{0} là cường độ dòng điện cực đại

Công thức tính cường độ dòng điện

Công thức tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi

I = q / t (A)

q: là điện lượng được chuyển qua tiết diện thẳng của 1 vật dẫn trong khoảng thời gian t

Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm

I = U / R

Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện (đơn vị A)
  • U: Hiệu điện thế (đơn vị V)
  • R: Điện trở (đơn vị Ω)

Cường độ dòng điện trong đoạn mạch theo định luật ôm

Cường độ dòng điện

Nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In

Song song: I = I1 + I2 + … + In

Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ ( U=0, I=0)

Cường độ dòng điện

Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây đẫn đó.
Sotayhoctap chúc các bạn học tốt!

3/5 - (3 bình chọn)
Mình là Nguyễn Mỹ Lệ - là tác giả các bài viết trong chuyên mục sổ tay Toán học - Vật lý - Hóa học. Mong rằng các bài viết của mình được các bạn đón nhận nồng nhiệt.

Related Posts

Định luật bảo toàn cơ năng

Định luật bảo toàn cơ năng và phương pháp giải

Bài viết định luật bảo toàn cơ năng bao gồm: định luật bảo toàn cơ năng, phương pháp giải bài toán về định luật bảo toàn cơ…

Công thức tính động năng - cơ năng - thế năng

Công thức tính động năng – cơ năng – thế năng

Công thức tính động năng – cơ năng – thế năng bao gồm: Công thức và các định lý tính động năng – cơ năng – thế…

Công thức lực hấp dẫn

Công thức lực hấp dẫn – Bài tập áp dụng

Bài viết công thức lực hấp dẫn bao gồm: lực hấp dẫn là gì, công thức tính lực hấp dẫn và các bài tập ví dụ minh…

Công thức tính momen xoắn

Công thức tính momen xoắn

Mô-men xoắn là gì? Cách tính mô men xoắn trên trục động cơ điện. Ta có công thức tính momen xoắn trên trục động cơ điện như…

Công thức con lắc đơn

Công thức con lắc đơn và các dạng bài tập

Tổng hợp các công thức con lắc đơn và các dạng bài tập về con lắc đơn. Khái niệm về con lắc đơn Con lắc đơn gồm…

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch

Công thức tính điện năng tiêu thụ vật lý 9 Công thức tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch A=U|q|=U.I.t​ Trong đó: U: điện áp (hiệu…